Kinh tế Quần_đảo_Solomon

Với GDP trên đầu người $600 Quần đảo Solomon là một quốc gia kém phát triển, và hơn 75% lực lượng lao động của họ hoạt động kinh tế tự cung tự cấp và đánh cá. Đa số các sản phẩm chế biến và sản phẩm dầu mỏ phải nhập khẩu. Năm 1998, giá gỗ nhiệt đới trên thế giới giảm mạnh, gỗ là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Quần đảo Solomon, và vào những năm gần đây, các cánh rừng ở Solomons đã bị khai thác quá mức. Các sản phẩm mùa màng và xuất khẩu quan trọng khác gồm cùi dừa khôdầu cọ. Năm 1998 Ross Mining của Australia bắt đầu khai thác vàng tại Gold Ridge ở Guadalcanal. Việc khai thác khoáng sản tại các nơi khác vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, với tình trạng bạo lực sắc tộc tháng 6 năm 2000, các hoạt động xuất khẩu dầu cọ và vàng đã dừng lại trong khi xuất khẩu gỗ cũng suy giảm. Hòn đảo này có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản chưa được khai thác như chì, kẽm, nickel, và vàng.

Ngành đánh cá trên Quần đảo Solomon cũng là lĩnh vực quan trọng đóng góp vào xuất khẩu và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, một liên doanh với Nhật Bản, Solomon Taiyo Ltd., điều hành nhà máy đóng hộp duy nhất trên quần đảo, đã đóng cửa hồi giữa năm 2000 vì tình trạng bạo lực sắc tộc. Dù nhà máy đã được mở cửa trở lại dưới sự điều hành của người địa phương đã được đặt ra, việc xuất khẩu cá ngừ đại dương vẫn chưa được nối lại. Các cuộc đàm phán đang được tiến hành và có thể dẫn tới việc tái mở cửa khai thác mỏ vàng Gold Ridge và các nông trường cọ dừa lớn.

Du lịch, đặc biệt là lặn biển, là một ngành công nghiệp dịch vụ quan trọng của Quần đảo Solomon. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành này đã bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng và các giới hạn về vận tải.

Chính phủ Quần đảo Solomon đã vỡ nợ vào năm 2002. Từ sự can thiệp của RAMSI năm 2003, chính phủ đã tái cơ cấu ngân sách. Nước này đã củng cố và tái đàm phán các khoản nợ nội địa, và với sự hỗ trợ của Australia, hiện đang tìm cách tái đàm phán với các chủ nợ nước ngoài. Các nhà tài trợ chính cho Solomons gồm Australia, New Zealand, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, và Trung Hoa dân quốc.

Gần đây, toà án Solomons đã tái phê chuẩn việc xuất khẩu cá heo sống để lấy tiền, chủ yếu tới Dubai, Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất. Việc này trước đó đã bị chính phủ đình chỉ năm 2004 sau sự phản đối quốc tế với một chuyến hàng 28 chú cá heo sống tới Mexico. Hành động này đã dẫn tới sự chỉ trích từ cả Australia và New Zealand cũng như nhiều tổ chức quan sát khác.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quần_đảo_Solomon http://news.sbs.com.au/worldnewsaustralia/solomons... http://rspas.anu.edu.au/papers/melanesia/working_p... http://www.radioaustralia.net.au/news/stories/s212... http://www.pacificpublications.biz http://www.intercultures.ca/cil-cai/country_overvi... http://www.pacificislands.cc/pina/pinadefault.php?... http://www.breakinglegalnews.com/entry/Solomon-Isl... http://www.ethnologue.com/show_country.asp?name=So... http://books.google.com/books?id=qQ0ApgIOPtEC&dq=o... http://honours.homestead.com/solo.html